Skip to content

Sách mới tháng 6

Sách: Tâm hồn cao thượng

SĐKCB: TN/ 2267-2269

 

Cuốn tiểu thuyết này đã rất quen thuộc với nhiều độc giả lớn tuổi không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới vì nó đã được viết và xuất bản hơn một thế kỷ trước. Nhưng đây lại là cuốn tiểu thuyết cho trẻ em.

Được xuất bản đầu tiên vào ngày 18-10-1886, ngày khai trường ở Ý và trở thành hiện tượng xuất bản ngay lập tức. Tác giả là nhà văn người Italia Edmondo De Amicis. Tác phẩm được viết theo hình thức nhật ký của cậu học trò Andry có tên tiếng Ý là Enico Bottini 10 tuổi. Gia đình cậu thuộc tầng lớp thượng lưu ở Ý trong khi nhiều người bạn cùng lớp xuất thân từ tầng lớp lao động.

Câu chuyện diễn ra theo thứ tự thời gian xuyên suốt  năm học lớp ba của Andry. Ở đó, cậu được tiếp xúc với những cậu bé đủ mọi tính cách như Garone là một cậu bé cao lớn, hào hiệp luôn giúp đỡ mọi người, bênh vực kẻ yếu. Derossi là một chú bé thông minh, luôn dẫn đầu lớp nhưng không hề kiêu căng. Trong khi đó Votini lại luôn đố kỵ với Derrossi khiến cho thầy giáo phải nói với cậu ta rằng: “ Đừng để con rắn ghen tỵ luồn vào trái tim, đó là một con rắn độc nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim”.

Những người bạn như Fatosi, Grossi, Coresti thì sinh ra trong gia đình nghèo nhưng luôn cố gắng vươn lên trong học tập và lao động. Ngoài ra còn có những nhân vật có tính cách đặc biệt, tuyến nhân vật người lớn cũng được xây dựng ở nhiều tính cách. Những câu chuyện ở học đường và trong gia đình về các thầy giáo, cô giáo và bè bạn của Andry.

Những mẫu chuyện vui hay buồn đã xảy ra trong thành phố cổ xưa nay đã được kể lại bằng một văn phong giản dị, trong sáng, thắm đẵm tình người. Tác giả Edmondo De Amicis muốn gửi gắm đến các em thiếu nhi những bài học đạo đức sâu sắc cũng như vai trò quan trọng của nhà trường, cha mẹ trong việc dạy dỗ các em. Tác phẩm này có 1 số bản dịch tiếng Việt. Ấn bản Tâm hồn cao thượng của dịch giả Hà Mai Anh là bản dịch đầu tiên tại Việt Nam từng được xem như một cuốn luân lý giáo khoa toàn thư của thế kỷ 20.

 

Trong bối cảnh mà lòng tốt bị đem ra mổ xẻ, ứng xử tử tế có thể gây nên nhiều hồ nghi, giới trẻ xem nút “like” trên mạng xã hội là lẽ sống. Như hiện nay thì sự xuất hiện trở lại của Tâm hồn cao thượng thực sự là một cơn gió mát. Nhiều người nói rằng, Việt Nam là một dân tộc kỳ lạ. Chúng ta có thể chinh phục được rất nhiều trở ngại để vươn lên phía trước. Chúng ta tiếp nhận kiến thức và phát huy những giá trị rất nhanh. Cái khó nhất, vẫn là câu chuyện nuôi dưỡng tâm hồn. Không có lời lý giải nào cho việc thanh niên sẵng sàng đốt thân, nhảy cầu hay cô bé 13 tuổi mua xăng đốt trường, nếu có người cổ vũ (bằng nút like quyền lực), không có biện minh nào cho việc những “thánh nữ” sẽ live stream thoát y cho cả thế giới cùng chiêm ngưỡng.

Tất cả những câu chuyện này, là dị tật của văn hóa “câu like” mà giới trẻ đang “cuồng”. Làm thế nào để giải tỏa những ung nhọt này? Lời giải cho bài toán này, thiết nghĩ, chỉ có sách. Trên mảnh đất mà phù sa là những câu chuyện nhỏ của Enico Bottini đắp bồi, những người biên soạn tập sách nổi tiếng nay hy vọng, những hạt mầm tử tế sẽ ươm chồi, nảy lộc. Đó chính là lý do, thư viện mang đến bạn đọc Tâm hồn cao thượng, một tác phẩm chưa bao giờ cũ dù đã hơn trăm tuổi trong những ngày đầu năm 2017. Thắp lên một ngọn nến sáng, gieo một niềm tin yêu, từ bạn đọc, ngọn lửa của sự tử tế sẽ tỏa lan. Chúng tôi tin như vậy!

Mời bạn đến tìm đọc để có những giây phút thư giản để tâm hồn ta trong sáng hơn.

TÂM HỒN CAO THƯỢNG


 

Năm 1886, Tâm hồn cao thượng (nguyên tác có tên là Cuore, theo tiếng Ý có nghĩa là Trái tim) tác phẩm của nhà văn người Ý Edmondo De Amicis chính thức ra mắt. Ngay sau đó, sức hút từ những câu chuyện trong tác phẩm đã chinh phục trái tim của người đọc không chỉ ở Ý mà còn lan tỏa khắp thế giới. Sách được dịch ra hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Cho đến tận bây giờ, Tâm hồn cao thượng vẫn là một trong những tác phẩm có sức sống bền bỉ trong đời sống xuất bản của nhiều quốc gia.

Những câu chuyện trong Tâm hồn cao thượng viết theo thể văn nhật ký thông qua lời của cậu bé 10 tuổi, người Ý có tên là Enico Bottini. Đó chỉ là những câu chuyện nhỏ, diễn ra theo thứ tự thời gian xuyên suốt năm học lớp 3 của Enrico dưới góc nhìn của một câu bé có xuất thân từ tầng lớp thượng lưu đang sống hòa nhập cùng bạn bè trang lứa có xuất thân từ tầng lớp lao động. Trong thế giới trẻ thơ đó vẫn có những va đập bất đồng diễn ra liên tục. Bất ngờ là sau những va đập đó, những mảnh vỡ nhặt được lại lóng lánh giá trị sống: lòng yêu nước, sự chân thành và hơn cả, là sự tử tế của mỗi con người.

Tuy là chuyện của trẻ con nhưng nội dung lại ẩn chứa những vấn đề mà toàn xã hội đang rất quan tâm, đó là làm sao xây dựng một tâm hồn đẹp và trong sáng trong cao thượng từ mỗi con người. Qua tác phẩm Tâm hồn cao thượng nhà văn Edmondo De Amicis muốn gửi gắm đến các em thiếu nhi những bài học đạo đức sâu sắc cũng như vai trò quan trọng của nhà trường, cha mẹ trong việc dạy dỗ trẻ em.

Bìa tiếng Đức của Những tấm lòng cao cả, xuất bản năm 1894 – Ảnh: Wikipedia

Tại Việt Nam, Tâm hồn cao thượng đến với người yêu sách từ năm 1948 qua bản dịch của tác giả Hà Mai Anh từ bản tiếng Pháp có tên Grands Coeurs của tác giả A.Piazzi. Bản dịch của tác giả Hà Mai Anh sau đó đoạt “Giải thưởng Văn chương của Hội Alexandre de Rhodes Hà Nội”.

Tâm hồn cao thượng bắt đầu phổ biến rộng rãi tại Việt Nam từ thập niên 1950, 1960 của thế kỷ trước. Một số đoạn trong sách được các nhà giáo dục đương thời chọn cho vào sách giáo khoa lớp 7 tại miền Nam trước năm 1975.

Tâm hồn cao thượng được tái bản rất nhiều lần tại Việt Nam, nhưng chưa lần nào nội dung trong nguyên tác không được các NXB chuyển tại một cách đầy đủ nhất. Đơn cử như NXB Thanh Niên tái bản lần thứ 7 vào năm 2008 những cũng đã bỏ bớt một số tiểu truyện.

Ông Nguyễn An Tiêm – Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương chia sẻ những nhìn nhận của mình về cách sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay nhân buổi ra mắt cuốn sách “Tâm hồn cao thượng” tại TP.HCM – Ảnh: Tiểu Vũ

Có một giai đoạn Tâm hồn cao thượng qua bản dịch tiếng Việt của giáo sư Hà Mai Anh được coi như cuốn “luân lý giáo khoa thư” cho các thế hệ tuổi trẻ trong thế kỷ 20. Nhà khoa học Nguyễn Xuân Vinh đã coi cuốn sách Tâm hồn cao thượng là “cuốn sách đã ảnh hưởng nhiều nhất từ trước tới nay” đến ông. Ông Nguyễn Xuân Vinh viết: “…Những câu chuyện ở học đường, và trong gia đình, về các thầy giáo, cô giáo và bè bạn của An-Di, những mẩu chuyện vui hay buồn đã xảy ra trong thành phố cổ xưa này đã được kể lại trong sách bằng một văn phong giản dị và trong sáng, thắm đặm tình người… đặc biệt là cuốn truyện đầu tiên bằng tiếng Việt tôi được đọc, tả cuộc đời của cậu bé An-Di trong một năm học ở lớp Ba, đã cho tôi nhiều bài học về lòng thương người, phương cách cư xử chung thủy với bè bạn, và hiếu kính với mẹ cha…”.

Đọc Tâm hồn cao thượng chợt nhận ra rằng, người Việt chúng ta có thể chinh phục được rất nhiều trở ngại để vươn lên phía trước. Chúng ta tiếp nhận kiến thức và phát huy những giá trị rất nhanh. Những cái khó nhất, vẫn là câu chuyện nuôi dưỡng tâm hồn. Liên hệ từ những câu chuyện trong tác phẩm, liệu chúng ta có xấu hổ với những con người còn rất trẻ dám sẵn sàng đốt thân, nhảy cầu để được nổi tiếng. Hay chuyện cô bé 13 tuổi mua xăng đốt trường, để câu “like” trên mạng xã hội. Cũng không có biện minh nào cho việc những “thánh nữ” sẽ live stream thoát y cho cả thế giới cùng chiêm ngưỡng. Tất cả những câu chuyện này có thể xuất phát từ sự “tha hóa về tâm hồn” của một bộ phận tuổi trẻ ít có cơ hội tiếp cận với những sản phẩm văn hóa giúp cho tâm hồn họ tỏa hơn.

Từ những trăn trở đó, những nhà làm sách Việt Nam một lần nữa quyết định cho ra đời phiên bản đầy đủ của cuốn sách Tâm hồn cao thượng dưới một hình thức đầy đủ hơn đi kèm với chương trình Người Việt và tâm hồn cao thượng. Họ hi vọng trên mảnh đất mà phù sa là những câu chuyện nhỏ của Enico Bottini từ nước Ý xa xôi có thể là những hạt mầm tử tế sẽ tiếp tục ươm chồi, nảy lộc trong tâm hồn của người Việt.

Giới thiệu sách

“Cuốn sách này đặc biệt dành cho các em thuộc lứa tuổi tiểu học, từ chín đến mười ba tuổi, và cũng có thể gọi là: Chuyện một năm học đường viết bởi một cậu bé lớp Ba trường công lập nước Ý. Khi ta nói câu chuyện này do một học sinh lớp Ba viết, thì điều đó không có nghĩa là chính tay cậu bé ấy đã viết tất cả các câu chuyện với nội dung hệt như những gì bạn đọc được trong cuốn sách này. Suốt năm học, cậu bé ấy đã ghi chép lại vào một tập vở, theo trí nhớ, những gì cậu đã thấy, đã nghe, đã nghĩ ở trường và bên ngoài trường; và đến cuối năm học, bố cậu bé đã gom những ghi chép của cậu lại, viết nên những câu chuyện này, ông luôn cố hết sức không làm sai lệch suy nghĩ của cậu và gắng giữ lại, càng nhiều càng tốt, những từ ngữ mà chính con trai mình đã dùng. Bốn năm sau đó, khi học lên cấp hai, cậu bé được đọc lại bản thảo và đã viết thêm một số ghi chú khi lần lại ký ức vẫn còn mới nguyên về từng người, từng cảnh. Còn bây giờ thì, các bạn trẻ, hãy đọc cuốn sách này nhé: ta hi vọng các bạn sẽ hài lòng với nó và cũng hi vọng cuốn sách sẽ đem lại ích lợi cho các bạn.”

– Edmondo De Amicis

ay em đang cầm quyển sách ” Tâm hồn cao Thượng”, mắt không rời lấy một chữ, em không cầm đươc nước mắt khi đọc được những mẫu truyện trong sách.Hình như có cái gì đó vô hình kết nối giữa em với những nhn vật, những tấm lòng trong truyện.

Khi mở quyển sách ra, đọc lời giới thiệu của tác giả, em đã hăm hở muốn đọc ngay mà trong lòng hồi hộp tự hỏi: sẽ có những gì trong những câu chuyện nhỏ này? Trong những ngày đầu năm ,có rất nhiều những linh hồn bé nhỏ cắp sách tời trường.

Những mẫu chuyện của những em nhỏ đó, cũng được đưa vào sách với cả tấm lòng của tác giả.

Những gia đình người Ý sống san sát nhau bên những phố nhỏ. Họ là những người dân lao động cần cù và siêng năng . Những em bé trong truyện là con những người đó và chúng được di truyền từ những người bố ,người mẹ chúng những đức mà không phải ai cũng có được. Chúng sống trong một đại gia đình chính lớp học với người thầy giáo vừa cương quyết nhưng cũng vừa yêu thương học sinh hết lòng Những mẫu chuyện nhỏ về tuổi học sinh được đưa vào sách với ý nghĩa răng dạy chúng ta. Đa số những em nhỏ đó nghèo phải vừa làm vừa học nhưng chúng rất yêu thương và giúp đỡ nhau, trong lớp học cũng như trong gia đình. Tình yêu của chúng đã cho em một bài học là phải yêu thương bạn bè như chính mình.

Những người bố nguời mẹ khi thấy con hư hay nói một  câu gì đó không phải là viết thư khuyên dạy, những lời khuyên dạy đó thấm vào đâu óc của chúng làm chúng trở nên tốt hơn, ngoan hơn.

Cũng như em, em cũng đã thấm thía ít nhiều qua những lời khuyên trong bức thư. Chúng rất yêu thương bố mẹ chúng và bố mẹ chúng cũng rất yêu thương chúng cho dù có sai lầm. Trong sách cũng có những em bé yêu nứơc vô cùng, cho dù phải chết cũng không bán nước, ghét nước. Tình yêu nước trong chúng vô cùng mãnh liệt hơn bao giờ hết chính là những lúc chúng đối đầu với tử thần.

Tình yêu nước đối với em trứơc hết là tình yêu thương trong gia đình, tình yêu bạn bè, xong đến tình yêu quê hương, đất nước. Chúng cùng hòa hợp với nhau trong một con người đầy ý chí và nghị lực. Đó là người dân lao động. Tiêu biểu là người dân Ý,họ đã để lại một bài học cho em là dù đi đâu, làm gì cũng luôn nghĩ về đất nước, nghĩ cho quê hương mình. Những người nông dân nghèo trong truyện sống trong những hòan cảnh, nghề nghiệp khác nhau nhưng họ luôn luôn muốn xây dựng đất nước mình giàu đẹp. Bởi vậy ai ai cũng học, lớn có , trẻ có đều tụ tập học đêm ở trường, đủ các lọai thợ khác nhau. Họ cũng muốn biết chữ, biết viết như con mình. Những tm hồn cao thượng ấy luôn hành động, làm và chỉ có làm là ý chí trong họ. Vì có một sợi dây vô hình đã nối kết mọi người trong mọi tầng lớp bằng những tấm lòng đó chính là tình yêu thương giúp đở lẫn nhau để cùng học tập và lao động tốt hơn.

Quyển sách đó đã làm cho em hiểu ra rằng chỉ tình yêu thương giữa con người với con người , mới làm cho mọi người hiểu nhau, sống hòa hợp với nhau, những con người lao động khác nhau đã hội tụ nên một sức mạnh, đó chính là sức mạnh tình thương. Khi đọc sách, em muốn trở thành một nhân vật trong truyện để cùng hội tụ nên sức mạnh ấy cùng với những tâm hồn vô cùng cao thượng trong truyện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *